Thư Viện

https://sites.google.com/a/viethoc.com/web/viet-hoc-thu-quan-1/thuviendown.jpg
Thư-viện Việt Việt-học thu-thập và cung-cấp tài-liệu nghiên-cứu giảng-dạy cho Viện cũng như cho tất cả quý vị học-giả, giáo-sư, các đoàn-thể, cơ-quan giáo-dục của người Việt và ngoại-quốc trên thế-giới. Thư-viện hiện có nhiều tài-liệu, sách, tạp-chí nghiên-cứu về lịch-sử, địa-lý, văn-học, ngữ-học, giáo-dục và văn-minh Việt-nam, cũng như tài-liệu lịch-sử về sự hình-thành và phát-triển của cộng-đồng Việt-nam tại hải-ngoại. Việc thu-thập tài-liệu, sách báo được thực-hiện không ngừng và thư-viện hoan-nghênh các tặng-phẩm thuộc loại này.

The Vietnam Research Library is located at the Institute of Vietnamese Studies Southern California campus. Established in February 2000, the library provides access to materials about Vietnam. Its regular patrons include teachers, researchers, students and administrators at other teaching institutions.

In the near future, the library plans to extend its services by cooperating with other Vietnam Studies libraries in United States as well as around the world.

The library is collecting books and manuscripts relating to the earliest period of Vietnam's history. The collection's range extends from the establishment of the country, through the Chinese and French colonial periods, to Vietnam's recent wars and the modern lives of Vietnamese refugees.


Văn bản điện tử mới trong tủ sách Sử

  • IntoTheMaelstrom_r.pdf   11673k - May 7, 2012, 5:03 PM by Uyên-Thi Trần (v3)
    ‎"Into the Maelstrom: Vietnam during the fateful 1940s." Sách của Gs Sử học Nguyễn Thế Anh (Paris). Viện Việt-Học xuất bản, 2005.‎
  • Việt Sử Toàn Thư.pdf   3341k - Nov 5, 2015, 6:56 AM by Chí-Thông Nguyễn (v2)
    ‎Do sử gia Phạm Văn Sơn soạn thảo vào năm 1960, Hội Chuyên Gia Việt Nam (Vietnamese Professionals Society, www.vps.org) chuyển sang ấn bản điện tử vào năm 1996. ‎
  • Việt Sử Tiêu Án.pdf   1245k - Oct 19, 2009, 1:05 PM by Quốc-Anh Vương (v2)
    ‎Do Ngô Thời Sỹ soạn thảo vào năm 1775. Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.‎
  • Việt Nam Sử Lược.pdf   3150k - Oct 19, 2009, 1:05 PM by Quốc-Anh Vương (v2)
    ‎Do học giả Trần Trọng Kim soạn thảo vào năm 1919. Trung tâm học liệu in lần thứ nhất vào năm 1971, nhóm Sách Việt chuyển sang ấn bản điện tử vào năm 1994.‎
  • Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu.pdf   2162k - Oct 19, 2009, 1:05 PM by Quốc-Anh Vương (v2)
    ‎Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng đầu thế kỷ 20. Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1972. Nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.‎
Showing 5 files from page Sử.

Văn bản mới trong tủ sách Ngôn Ngữ

  • Văn Phạm Việt - Nguyễn Quý Hùng   0k - Sep 25, 2014, 7:45 AM by Quốc-Anh Vương (v1)
  • Graphemic_NDHoa.pdf   1787k - Feb 16, 2010, 7:34 AM by Quốc-Anh Vương (v2)
    ‎Graphemic Borrowing From Chinese - A Case of Chữ Nôm - Demonic Script. Nguyễn Đình Hoà. Bulletin of the Institute of History and Philology, Volume 61 Part 2 (June 1990). Published date: March 1992‎
  • Tiếng Kèm.pdf   3081k - Oct 19, 2009, 12:59 PM by Quốc-Anh Vương (v1)
    ‎Do Gs Phạm Văn Hải soạn.‎
  • Truyện Kiều, Nôm và Quốc Ngữ, bản Nôm chép tay của Tăng Hữu Ứng.pdf   1532k - Oct 19, 2009, 12:59 PM by Quốc-Anh Vương (v1)
    ‎Do Bác sĩ Nguyễn Huy Hùng (Texas) "chắp nhặt dông dài" bằng computer năm 2002.‎
  • Ðiểm sách VietnameseTiếng Việt Không Son Phấn.pdf   79k - Oct 19, 2009, 12:58 PM by Quốc-Anh Vương (v1)
    ‎bài do Giáo-sư Ðàm Trung Pháp điểm sách của cố Giáo sư Nguyễn Ðình Hoà, nguyên Viện Trưởng Viện Việt-học.‎
Showing 5 files from page Ngôn Ngữ.

Văn bản mới trong tủ sách Văn Học

  • LyBach-DTP_Rev-1.pdf   431k - Nov 5, 2015, 7:08 AM by Chí-Thông Nguyễn (v1)
    ‎古來聖賢皆寂寞 Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch 惟有飲者留其名 Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh. Nói về thơ Ðường, không thể thiếu nhà thơ Lý Bạch 李白. Nhắc đến Lý Bạch không thể quên bài Tương Tiến Tửu 將進酒. Giáo sư Ðàm Trung Pháp dẫn bài thơ rượu trên đây và một số thơ khác của họ Lý qua trung gian của các học giả Tây Phương. Thử đọc mấy câu dí dỏm sau đây: Eheu! How dangerous, how high! It would be easier to climb to Heaven(,) Than walk the Sichuan Road! 噫吁戲危乎高哉 Y hu hy, nguy hồ, cao tai, 蜀道之難難於上青天 Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên! Xin mời quý bạn đọc bài “KHI PHƯƠNG TÂY ÁI MỘ PHƯƠNG ÐÔNG” của giáo sư Ðàm Trung Pháp. - Lê Văn Ðặng - ‎
  • CoCam-unicode.pdf   276k - Nov 5, 2015, 7:26 AM by Chí-Thông Nguyễn (v1)
    ‎[ "Cầm Giả Dẫn < Nguyễn Du >," Lê Văn Ðặng phiên lục và trình bày. ] - Theo lời yêu cầu từ Diễn Ðàn Việt-Học, chúng tôi đưa vào Việt-Học Thư Quán bài thơ chữ Hán 琴者引 của Nguyễn Du, và bản dịch Quốc ngữ “Chuyện Cô Cầm” của Học Canh, theo thể song thất lục bát (7-7-6-8), chép lại theo sách Hán Văn Tinh Tuý của Lãng Nhân Phùng Tất Ðắc, Nam Chi Tùng Thư, Saigon 1965. - Lê Văn Ðặng - ‎
  • TyBaHanh.pdf   377k - Nov 5, 2015, 7:09 AM by Chí-Thông Nguyễn (v1)
    ‎Thể theo lời yêu cầu từ Diễn Ðàn Việt-Học, chúng tôi đã đem vào Việt-Học Thư Quán bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị. Nguyên tác gồm 88 câu 7 chữ hay 616 chữ. Phan Huy Vịnh dịch Nôm theo thể song thất lục bát (7-7-6-8), giữ nguyên số lượng chữ, thành 22 đoạn (7-7-6-8). Âm điệu Việt Nam phong phú hơn Tàu nên bản Nôm của Phan Huy Vịnh có phần trội hơn nguyên bản chữ Hán của Bạch Cư Dị. Bởi không tìm ra bản Nôm của Phan Huy Vịnh, chúng tôi bỏ ngỏ mấy chỗ sai biệt trong bản phiên Quốc ngữ trong khi so sánh với các bản của Dương Quảng Hàm (Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, tr. 255-257) và Trần Trọng San (Ðường Thi, q. 2) mong có dịp bổ chính. Sau cùng, xin cám ơn giáo sư Trần Huy Bích đã đọc bản thảo và gởi cho nhiều đề nghị đáng trân trọng. - Lê Văn Ðặng - ‎
  • DaoHoaThi-new.pdf   1048k - Nov 5, 2015, 7:26 AM by Chí-Thông Nguyễn (v1)
    ‎[ "ÐÀO HOA THI 桃花詩" ] - Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi có 254 bài thơ chữ Nôm. Đây là sáu bài thơ hoa đào (227-232) theo lối thủ vỹ liên hoàn cách. Giáo sư Lê Văn Đặng chuyển từ bản gỗ Phúc Khê qua bản điện tử Việt-Học và thêm phiên âm Quốc Ngữ. ‎
  • ChuaHue3.pdf   269k - Nov 5, 2015, 7:26 AM by Chí-Thông Nguyễn (v1)
    ‎[ "Liệt kê các Chùa Chiền và Nơi Thờ Cúng tại Huế" ] - Bảng liệt kê do TS. A. Sallet và Nguyễn Ðình Hoè thiết lập, đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Huế, các số 1, 3 & 4 năm 1914, viết bằng Pháp ngữ có chua thêm chữ Hán Nôm. Trước đây Viện Việt-Học có đưa lên trang nhà của viện phần đầu gồm 63 nơi thờ cúng đăng trong số 1 của tạp chí. Phần này ghi trọn bảng liệt kê với 140 nơi thờ cúng, bản Quốc Ngữ của g.s. Lê Văn Ðặng. Ngoài ra vài phụ chú cũng được điều chỉnh lại cho rõ hơn. ‎
Showing 5 files from page Văn Học.

Văn bản mới của các thân hữu

  • Xuân Từ Trong Ấy.pdf   101k - Apr 18, 2021, 1:49 AM by Chí-Thông Nguyễn (v4)
    ‎#Việt Chi Nguyễn-Hữu Quang. Bài khảo cứu về Lịch Tây Lịch Ta / Tàu. Trong bài này, tác giả đổi Ngày Tháng Năm từ Tây qua Ðông với đầy đủ Can Chi dùng ‘công thức Việt Chi’. ‎
  • Tiếng Việt và Ngôn Ngữ Học Hiện Đại.pdf   2802k - Oct 19, 2009, 1:13 PM by Chí-Thông Nguyễn (v4)
    ‎# Vũ Tiến Dũng hiện đang định cư tại Germany. Ông theo học Tin học, Ngôn ngữ học điện toán (UniStuttgart), chuyên sâu về ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong lĩnh vực tự động hóa. Từ năm 1988 cho đến nay, ông nghiên cứu, giảng dạy, thực hiện, cố vấn kỹ nghệ về kỹ thuật tự động hóa (Competence Center for Machine Tools and Special Machines, Siemens AG, Stuttgart, Automation Research Center of Siemens - UniErlangen, Germany). Đây là cuốn sách thứ nhất thuộc chuỗi chuyên luận Tiếng Việt và Ngôn Ngữ Học Hiện Đại của ông. "Toàn chuỗi chuyên luận này sẽ cố gắng làm sáng tỏ sự khác biệt bằng những lý thuyết ngôn ngữ học mới (Functional Grammar, Lexical Functional Grammar, GPSG, HPSG, ...), xa hơn nữa là gợi ra những tiền đề có thể sử dụng tin học, biến tiếng Việt thành những ứng dụng hữu ích và nhân bản..." (trích trang bìa sau của cuốn sách).‎
  • Đề Nghị Một Dự Án Ngữ Toán Tiếng Việt.doc   72k - Apr 18, 2021, 1:49 AM by Chí-Thông Nguyễn (v4)
    ‎#Phạm Hải | Bài viết đề nghị một dự án nhằm thiết lập cơ sở Ngữ Toán (Natural Language Processing infrastructure) Tiếng Việt. Cơ sở này gồm ba thành phần liên kết: (1) Kho Văn Bản (text corpus) (2) Từ Điển Ngữ Nghĩa trực tuyến (on-line context dictionary), (3) Từ Điển Ngữ Học trực tuyến (on-line Linguistics Dictionary). Kho Văn Bản sẽ bao gồm những tác phẩm, bài viết tiêu biểu trong mọi ngành sinh hoạt, trong và ngoài nước. Kho văn bản sẽ được dùng để xác định ngữ cảnh và ngữ nghĩa cho tất cả các từ Tiếng Việt, xưa và nay. Từ Điển Ngữ Nghĩa sẽ dùng Kho Văn Bản để phân loại ngữ cảnh, ngữ nghĩa, và xác định từ loại. Từ Điển này sẽ được nối vào Kho Văn Bản và Từ Điển Ngữ Học. Từ Điển Ngữ Học dùng phương pháp ngữ học chức năng của Linh Mục Lê Văn Lý để xác định từ loại và mẫu câu cho tất cả các hư từ và thực từ tiếng Việt. Từ Điển Ngữ Học sẽ nối kết với Từ Điển Ngữ Nghĩa và Kho Văn Bản. Cơ sở Ngữ Toán này không những cần thiết cho những nghiên cứu Ngữ Toán Tiếng Việt, mà còn hữu ích cho những dự án nghiên cứu Tíếng Việt và phiên dịch trong tương lai. | [Author: Phạm Hải Born 1950 in Saigon. Student of Petrus Truong Vinh Ky High School (1969), Saigon. Graduate from Phu Tho Institute of Technology, Saigon (1973), Ph.D in Computer Science from University of California, Los Angeles (1989). Expertise in Software Development and Management. Assumed senior positions with various software companies in Southern Califfornia. Currently as Business Systems Architect for First Data Corporation, Moorpark, California.] - Lê Văn Ðặng Tháng 11 năm 2005. ‎
Showing 3 files from page Thân Hữu.